A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HÃY PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA CHO TRẺ

Bài tuyên truyền "Phòng chống bệnh Sởi,  Quai bị,  Rubella"

Thời tiết giao mùa, nhất là mùa Xuân-Hè khiến dịch bệnh truyền nhiễm dễ phát triển. Đây cũng là thời điểm vào mùa của bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR).

Bệnh sởi, quai bị , rubella dễ lây lan thành dịch

Bệnh sởi, quai bị, rubella là một trong những bệnh nguy hiểm, nhất là khi thành dịch bệnh. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, bộ Y tế, hiện cả nước có gần 300 trường hợp mắc bệnh sởi,17 trường hợp mắc rubella.

Sởi, quai bị, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp vi rút gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp, khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi không che miệng mũi, các chất tiết văng vào không khí và người lành hít phải chất tiết sẽ có khả năng mắc bệnh qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, quai bị rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, quai bị rubella đầy đủ.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 01 tuổi đến 19 tuổi.

Bệnh MMR là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh Quai bị xảy ra khắp nơi trên thế giới và lây lan thành dịch trong những cộng đồng dân cư, nhất là tại các trường học là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh chóng.

Biểu hiện của bệnh: Sốt, phát ban và viêm đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt nặng dẫn đến bệnh quáng gà và có khả năng mù vĩnh viễn, viêm não, nếu trẻ bị quai bị. Một số trường hợp nặng, bệnh có biểu hiện viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng ở tuổi dậy thì dẫn đến vô sinh ở cả Nam và Nữ. Ở trẻ nhỏ có thể viêm não – màng não dễ dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng, chống bệnh sởi,quai bị  rubella, cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp để phòng bệnh hữu hiệu.

Các biện pháp cần làm để phòng bệnh sởi, quai bị, rubella:

1. Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc sởi, quai bị, rubella  mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm mũi 1 từ 1 tuổi trở lên thì tiêm nhắc lại mũi 2 khi 5-6 tuổi  và  tiêm nhắc lại 01 mũi  vắc xin sởi, quai bị  rubella khi có nguy cơ bùng phát dịch cao cho trẻ từ 1-18 tuổi.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông thoáng khí cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella.

8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Dấu hiệu của bệnh sởi, rubella nếu được phát hiện sớm, người bệnh sẽ tránh được nguy hiểm.

Nguồn từ: Trung tâm y tế huyện Văn Giang

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Hôm qua : 6
Tháng trước : 306